Chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp được tiến hành khi mà các bên có sự chuyển qua lại toàn bộ số vốn điều lệ. Chỉ cần nắm bắt được quy trình và các điều kiện cụ thể là bạn đã có thể tự thực hiện sang nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp mà không cần phải thuê luật sư hay tìm tới các dịch vụ sang tên nhanh hiện nay. Luật thương mại đa có những quy định cụ thể về việc chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp này, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Các trường hợp có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp : Thông thường quyền sở hữu công ty gồm 2 dạng: Chủ sở hữu là các cá nhân có đầy đủ các khả năng pháp lý và chủ sở hữu là một công ty, tập đoàn khác Dù là ai hay tổ chức nào là chủ công ty cũng đều có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định được quy định rõ trong luật thương mại. Những vấn đề về kinh doanh, điều hành vốn hay trả nợ,..
Với sự linh động trong kinh doanh hiện nay, việc thay đổi chủ ý vì 3 nguyên nhân chính sau: Trường hợp thứ nhất là toàn bộ cổ phần đã được chuyển giao lại cho bên thứ 2 (Cá nhân, tổ chức). Hình thức chuyển đổi là mua bán lại. Cần có hợp đồng hoặc các giấy tờ liên quan để có thể chứng minh các giao dịch này là hợp pháp.
Ngoài mua bán cổ phần thì những hình thức chuyển giao còn lại như cho tặng cũng được coi là trường hợp có thể thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp. Ngoài 2 trường hợp chuyển giao cho bên thứ 2 cho cá nhân, tổ chức không có quan hệ nhân thân với bên còn lại thì trong trường hợp bên thứ 2 nhận được cổ phần thông qua di chúc thì việc chuyển giao người sở hữu cũng có thể tiến hành.
Hồ sơ xin thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì : Đơn xin thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo đúng quy định theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT. Người được chuyển giao quyền sở hữu cổ phần, tài sản,.. cần chứng minh được năng lực pháp lý của mình. Qua các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hay hộ chiếu còn thời hạn nếu là người nước ngoài.
Phải xuất trình thêm được các loại giấy tờ chứng minh việc mua bán lại công ty là hợp pháp thông qua các loại giấy tờ như: Hợp đồng mua bán cổ phần, giấy chuyển giao cổ phần, di chúc,.. Ngoài ra bên ngoài hồ sơ cần ghi rõ các mục như: Số lượng và các loại giấy tờ, bìa hồ sơ là giấy mỏng có cấu trúc đúng quy định,.. Với mỗi trường hợp chuyển giao quyền sở hữu thì quyền sở hữu sẽ gắn với từng trường hợp đó. Đối với trường hợp tài sản được nhận từ di chúc thì cần chứng minh di chúc hợp và nếu bên thứ 2 là người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài thì ngoài xuất trình bản sao công chứng của giấy tờ cá nhân thì cần xuất trình thêm hợp đồng góp vốn hợp lệ từ sở đầu tư.
Thời hạn và lệ phí: Hồ sơ được nhận và xử lý tại các tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Cụ thể là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Mỗi lần xin thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp bạn cần nộp 100.00 đ lệ phí theo quy định của pháp luật.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì yêu cầu thay đổi chủ sở hữu trong vòng 3 ngày kể từ ngày xác nhận hồ sơ là hợp lệ. Trong trường hợp xảy ra các sai sót, người nộp có 3 tháng để tiến hành chỉnh sửa hồ sơ, nếu quá thời hạn mà hồ sơ vẫn không thể chỉnh sửa hợp lệ thì giá trị chúng bị hủy. Người yêu cầu thay đổi hồ sơ có thể tiến hành nộp hồ sơ và đóng phí lại từ đầu. Việc chuyển giao qua lai quyền sở hữu doanh nghiệp đối với các bên là chuyện ngày càng phổ biến hiện nay. Nhất là khi mà sư canh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể đứng vững trên thị trường mà buộc phải bán mình để thu hồi lại nhiều vốn nhất có thể.
>>> Xem thêm : thay đổi chữ ký giám đốc – Giải đáp thắc mắc liên quan đến thủ tục xin thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp