Vào những ngày lễ tết, ta thường thấy trên các mâm cỗ cúng bái có một loại bánh bọc trong giấy gương ngũ sắc. Nó được gọi là bánh Oản, được dân gian dùng cho việc cúng bái từ rất lâu trước đây. Đọc ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời về những vấn đề xoay quanh Oản tài lộc nhé.
Khi mới xuất hiện, loại bánh này được dân gian gọi là Oản đường, cũng có những vùng gọi chúng là bánh In, Khảo. Thông thường, bánh sẽ được tạo từ khuôn, bên trên có các chữ Phúc, Lộc, Thọ… Khi gói bánh, người ta dùng những tấm giấy kiếng ngũ sắc rất nổi bật.
Nguồn gốc của bánh Oản : Cho đến nay, người ta vẫn chưa ước lượng được chính xác thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của bánh Oản. Theo quan niệm của ông cha, có lẽ loại bánh này đã ra đời và gắn liền theo dòng lịch sử của Phật giáo tại Việt Nam. Từ hình dạng cho thấy, chúng tạo ước theo tòa tháp, mang ý nghĩa về sinh tử, tái sinh, đặc biệt là sự tuần hoàn của đất trời – không bắt đầu, chẳng kết thúc.
Nguyên liệu và cách làm Oản tài lộc : Một quy trình làm bánh được tiến hành theo 5 bước. Trước tiên, bạn hãy trộn đều bột nếp với bột năng, đưa rang cùng nước lá dứa. Tại bước 2, đun và keo nước đường, bỏ thêm nước chanh và hoa bưởi. Bước 3, bỏ bột rang vào âu nước trộn lên. Bước 4, đổ bánh vào khuôn vào đợi 5p là bánh đạt thành phẩm.
Oản trong lễ Tứ Phủ : Tứ Phủ hay Tứ Phủ Công Đồng là thuộc vào tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Khi dâng lễ Oản Tứ Phủ chúng ta cần chú ý màu sắc lễ vật. Bởi mỗi vị thánh sẽ đại diện và nhận mỗi màu sắc lễ vật khác nhau.
Dâng Oản tại lễ Thần Tài : Theo tục dân gian thì việc thờ Thần Tài sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn trong chuyện tiền bạc, làm ăn phát đạt.. Thông thường, người dân sắm lễ cúng Thần Tài thì mâm Oản Tài Lộc được trang trí tỉ mỉ lộng lẫy, ngoài ra hãy chú ý rằng chúng nên có màu đỏ hoặc vàng. Oản tượng trưng cho tài lộc và phú quý nên vào những ngày lễ quan trọng tuyệt đối không được thiếu nó.
Dâng Oản trong lễ gia tiên : Việc dâng lễ lên bàn thờ gia tiên ngoài tỏ lòng hiếu kính còn là mong được phù hộ, gia đình hạnh phúc và làm ăn phát đạt. Thế nên việc bày lễ rất được người Việt coi trọng. Đối với việc này, mâm Oản Tài Lộc khá được chú trọng với những màu sắc thường được dùng là đỏ và vàng. Việc dâng lễ gia tiên thường được đặt vào ngày rằm, mồng một, giỗ tổ, tết,.. Trong trường hợp đặt mâm Oản thường xuyên thì hãy thay 3 tháng một lần.
Chọn nơi mua Oản : Người tiêu dùng nên chú ý mua Oản tại những cơ sở kinh doanh có uy tín và độ tin cậy cao. Đối với sản phẩm nên chú ý rõ ràng về thông tin tiêu dùng để tránh mua phải hàng nhái, kém chất lượng. Nếu thường xuyên để ý, bạn sẽ nhận thấy trên bàn thờ cúng dịch tết nguyên đán hay rằm, mồng một sẽ không thể thiếu đi được hình ảnh của Oản tài lộc, đặc biệt là các khu miếu, chùa. Ngoài bày đồ lễ, dâng hương, kính bái, trong các ngày lễ tết, rằm, mồng một, người ta còn có tục làm Oản tài lộc.
>>> Xem thêm : oản – công thức làm bánh oản nào đang được ưa chuộng nhất thời điểm hiện tại