Vật liệu chống thấm tường được phân loại như thế nào và chúng có những ưu điểm gì? Đây thực sự không phải là câu chuyện của riêng ai. Và hiện tại, người ta đang rất tin tưởng sử dụng những vật liệu chống thấm để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người những loại vật liệu chống thấm, cách sơn tường đúng cách và phương pháp xử lí các trường hợp bị thấm nước tại bài viết dưới đây.
Nếu như bạn nào đang có nhu cầu chọn vật liệu chống thấm thì những thùng sơn như thế này quả thực là lựa chọn tuyệt vời. Trên thị trường, những loại sơn chống thấm cũng được tìm kiếm và có lượng tiêu thụ khá cao. Với những thành phần và công thức pha chế đặc biệt, sơn chống thấm ngoài ngăn nước vào còn có thể giảm đi độ bám dính của nấm mốc nữa. Hiện nay có rất nhiều hãng tung ra thị trường với loại sơn chống thấm chất lượng như: Dulux, My color, Jotun, Kova. Sản phẩm của mỗi hãng có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Nhưng chúng đều là những sản phẩm chất lượng, có thể bảo vệ tường ngoài trời nhà bạn khá tốt. Đối với những ngôi nhà mới xây thì việc lựa chọn sơn chống thấm được ưu tiên hàng đầu.
Sử dụng sika để chống thấm ngoài trời : Ngoài sơn chống thấm, người ta cũng rất tin tưởng vào loại vật liệu sika để ngăn cản các vết nứt. Sika có độ đàn hồi cao cùng khả năng bám dính tốt nên có thể tăng cường sự liên kết để cải thiện các vết nứt trên tường. Vật liệu chống thấm Sika có thời gian sử dụng lâu dài. Nó là một trong những loại vật liệu chống thấm hiếm hoi có thể thông dụng với nhiều bề mặt chất liệu khác nhau. Xet về thành phần của bột sika, chúng không chứa những hợp chất có độc hại nên rất an toàn với người trong gia đình.
Sử dụng keo chống thấm : Nếu bạn cần chống thấm cho phần vách xông, sân thượng hay ban công thì có thể cân nhắc tới việc sử dụng vật liệu chống thấm có dạng keo. Chúng có thể bảo vệ tốt nhà của bạn không kém gì so với sơn chống thấm. Ngoài ra, với việc hạn chế thấp nhất việc sử dụng bột bả nên sơn chống thấm tường có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí kha khá đấy.
Cách sơn tường ngoài trời : Việc sơn tường thường sẽ trải qua 5 bước. Chúng bao gồm vệ sinh bề mặt, xử lý chống thấm và lỗi, phủ lớp bả, sơn lót, cuối cùng là phủ lớp ngoài. Trong đó, việc vệ sinh bề mặt tường giúp loại bỏ nấm mốc. Xử lý lỗi để tránh cho tình trạng thấm nước xảy ra. Giai đoạn phủ lớp bả khiến cho độ bám của các lớp sơn sau được tốt hơn. Lớp sơn lót thường là sơn chống thẩm thấu để tăng độ bền cho tường nhà. Còn lớp sơn ngoài sẽ tăng độ thẩm mỹ và bảo vệ ngôi nhà.
Cách xử lý tường thấm nước : Việc xử lý tường thấm nước trên nhà cũ trải qua 3 bước. Đầu tiên là làm sạch tường, loại bỏ lớp vữa cũ và tiêu diệt nấm mốc bằng hóa chất chuyên dụng. Thứ hai, thay thế lớp vữa mới vào phần đã bị ẩm thẩm. Cuối cùng là sử dụng lớp sơn chống thấm để bảo vệ và đẩy lùi tình trạng thấm nước trên tường. Mọi người có thể sử dụng những phương pháp sau để xử lý chống thấm cho nhà mới. Đó là sơn chống thấm, chất phụ gia chuyên dụng, keo hoặc bột trét tường. Nói chung, đây đều là những loại vật liệu chống thấm khá phổ biến và dễ tìm. Qua đó có thể thấy việc chống thấm cho nhà mới dễ hơn rất nhiều so với nhà cũ.
Bị mọc rêu xanh, ố vàng hay kết cấu bê tông trong tòa nhà bị suy giảm là một trong những hệ lụy từ việc nứt thấm tường vào những ngày mưa bão. Và tới lúc đó thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để tu sửa nó. Do đó, việc trang bị vật liệu chống thấm ngay từ ban đầu là một việc làm cần thiết. Trên các trang mạng hiện nay, đặc biệt là diễn đàn hỏi đáp, có rất nhiều người bày tỏ sự tò mò đối với các loại vật liệu chống thấm. Tuy nhiên, giải pháp mà vừa hữu hiệu lại tiết kiệm nhất thì phải gọi tên các loại vật liệu chống thấm.
>>> Xem thêm : Tamsil 7 – Nhà bạn nên lựa chọn kiểu vật liệu chống thấm nào?