Hiện nay in ấn là một trong những công nghệ có vai trò quan trọng đối với nhiều ngành nghề, đặc biệt là đối với lĩnh vực quảng cáo. Quả thật đây là một chủ đề đang gây được không ít sự chú ý, nhất là khi chúng đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Dưới đây là những kỹ thuật gia công thành phẩm trong in ấn bạn nên biết, cùng khám phá ngay nhé.
Để có thể tạo thành các nếp gấp khúc cho một sản phẩm in ấn, người ta phải nhờ tới kỹ thuật cấn. Ở công đoạn này, bạn có thể dùng dụng cụ thủ công đối với số lượng nhỏ hay dùng máy dập cấn chuyên dụng cho một đơn hàng số lượng lớn.
Để nâng cao hiệu quả quảng cáo cũng như thu hút sự chú ý từ khách hàng, người ta sẽ tạo cho sản phẩm nhiều hình dạng độc lạ, thú vị khác nhau. Và để có được điều đó thì sản phẩm sẽ được trải qua kỹ thuật bế.
Hiện nay, chúng ta có nhiều dạng máy bế khác nhau, tự động hoặc bán tự động. Đặc điểm chung của chúng là được tiến hành dựa theo một khuôn mẫu, có dao cắt chuyên dụng. Sau khi tiến hành tạo khuôn mẫu (có thể là trong máy), người ta đưa vật liệu vào máy, dựa trên khuôn để cắt tạo hình, sau đó bỏ đi phần giấy thừa là sản phẩm đã hoàn thành rồi.
Khi đi đặt hàng băng rôn, standee, tag, mác sản phẩm, rất nhiều xưởng sẽ hỏi bạn có cần thực hiện đục lỗ hay không. Những lỗ này giúp chúng ta có thể thuận hiện hơn trong việc móc dây để treo băng rôn lên. Hay như các tag, mác, thiệp thì bạn có thể thông qua lỗ để xâu thành chuỗi, đặt để dễ dàng, dễ tìm kiếm.
Nếu quan sát, sờ một tấm danh thiết hay bìa sách bạn sẽ thấy được một lớp màng hơi bóng, mìn mịn. Điều đó cho thấy sản phẩm in ấn đó đã trải qua kỹ thuật cán màng. Mục đích của điều này là giúp cho sản phẩm bền chữ, chống thấm bề mặt.
>>> Xem thêm : in bao bì – kỹ thuật gia công thành phẩm nào đang được đánh giá cao hiện nay