Hẳn là đã có nhiều người nhận thức được vai trò quan trọng của quy trình gia công đối với các sản phẩm in ấn. Thế nhưng không phải người nào cũng hiểu hết được các kỹ thuật gia công thành phẩm trong ngành nghề này. Đó là lý do bạn cần tới bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ rất nhiều thông tin thú vị liên quan tới kỹ thuật gia công in ấn đấy.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm dạng bìa cứng như lịch, brochure,.. sẽ có các nếp hấp để tách trang, dễ dàng đóng mở, xếp gọn. Đây đều là sản phẩm được tạo thành sau khi đưa vào các máy dập cấn. Thế nên có thể nói cấn là một trong những công đoạn gia công không thể thiếu trong kỹ thuật in ấn.
Để nâng cao hiệu quả quảng cáo cũng như thu hút sự chú ý từ khách hàng, người ta sẽ tạo cho sản phẩm nhiều hình dạng độc lạ, thú vị khác nhau. Và để có được điều đó thì sản phẩm sẽ được trải qua kỹ thuật bế.
Hiện nay, chúng ta có nhiều dạng máy bế khác nhau, tự động hoặc bán tự động. Đặc điểm chung của chúng là được tiến hành dựa theo một khuôn mẫu, có dao cắt chuyên dụng. Sau khi tiến hành tạo khuôn mẫu (có thể là trong máy), người ta đưa vật liệu vào máy, dựa trên khuôn để cắt tạo hình, sau đó bỏ đi phần giấy thừa là sản phẩm đã hoàn thành rồi.
Hiện nay, đi bất cứ đâu bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các tấm băng rôn, standee (kệ x). Chúng là sản phẩm tạo ra nhờ in hiflex hay pp. Để chúng có thể căng được lên như vậy, người ta sẽ để chúng trải qua một công đoạn gọi là đục lỗ. Chúng giúp tạo các lỗ trống ngay ngắn, có thể bỏ thêm một khuôn kim loại nhỏ để phần nguyên liệu xung quanh không bị rão ra, gắn dây vào và treo lên.
Nhằm giúp cho sản phẩm không bị trầy xước, giữ màu tốt hơn, người ta thường tiến hành cán một lớp màng nhựa (PP, PE) lên bề mặt. Hiện nay chúng ta đang có 4 kỹ thuật cán màng phổ biến là cán màng bóng, màng mờ, định vị, định vị nghệ thuật.
>>> Xem thêm : #1 in catalogue – kỹ thuật gia công thành phẩm có những ưu và nhược điểm nào?