Băng huyết là biến chứng thường gặp nếu chị em bỏ thai không an toàn tại địa chỉ phá thai kém chất lượng. Vậy băng huyết sau phá thai có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình – chuyên khoa sản phụ khoa Phòng khám đa khoa Thiện Hòa.
Tham khảo: Các biện pháp phá thai an toàn
Băng huyết sau phá thai là gì?
Băng huyết là tình trạng ra máu nhiều không kiểm soát ở tử cung do quy trình phá thai không đảm bảo theo quy định của ngành Y tế. Theo thống kê, tình trạng băng huyết chiếm khoảng 25% nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới sau phá thai. Có thể nói, đây là biến chứng nguy hiểm nhất, chị em cần lưu ý.
Tham khảo: Các biện pháp phá thai an toàn
Biểu hiện băng huyết sau khi phá thai
Cơ quan sinh dục chảy máu ồ ạt, không kiểm soát được và máu có thể loãng hoặc lẫn máu cục
Tử cung tăng kích thước, to ngang, mềm nhão, không tìm thấy khối cầu an toàn trên xương vệ do máu bị ứ đọng trong tử cung.
Chảy máu liên tục trên 7 ngày
Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
Tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…
Nguyên nhân gây băng huyết sau phá thai
Tình trạng băng huyết, không phải hiện tượng hiếm gặp, thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
Bác sĩ tay nghề non nớt, yếu kém: thông thường thủ thuật phá thai rất phức tạp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm chuyên môn. Vì vậy, nếu chị em thực hiện phá thai tại những cơ sở phá thai kém chất lượng, tay nghề bác sĩ non nớt, yếu kém nguy cơ xảy ra băng huyết là rất cao.
Tử cung thai phụ yếu: Đối với những nữ giới đã từng có tiền sử phá thai hay tử cung bị dị dạng, tử cung mỏng yếu…khi thủ thuật phá thai thực hiện không an toàn sẽ rất dễ gây tổn thương, dẫn đến hiện tượng băng huyết.
Áp dụng phương pháp phá không phù hợp: Tùy vào tuổi thai, sức khỏe thai phụ bác sĩ sẽ chỉ định cách phá thai phù hợp (phá thai bằng thuốc, hút thai chân không, nong -gắp thai). Chính vì vậy, trước khi tiến hành phá thai chị em nên tuân thủ khám sức khỏe tổng quát tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm. Điển hình là hiện tượng băng huyết.
Trang thiết bị y tế không đảm bảo: Phá thai tại những địa chỉ phá thai thiếu thốn về cơ sở vật chất hay thiết bị y tế không đạt chuẩn, nguy cơ biến chứng băng huyết là rất cao.
Băng huyết sau phá thai chị em cần làm gì?
Có thể khẳng định rằng, tình trạng băng huyết rất nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng chị em. Ngay sau khi có biểu hiện băng huyết, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Trong khoảng thời gian chờ đợi xe cứu thương, người nhà cần thực hiện các bước sơ cứu sau:
Đặt người bệnh nằm ngửa và kê chân cao hơn đầu
Nắm cố định và bắt chéo 2 chân vào nhau để hạn chế máu chảy ra
Tuyệt đối không nằm gối đầu cao
Hiện nay, có 2 cách điều trị tình trạng băng huyết sau phá thai hiệu quả nhất là:
Điều trị bằng nội khoa
Chủ yếu, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, chị em sẽ được truyền dịch, truyền máu để bù lại lượng máu đã mất để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Nếu điều trị băng huyết bằng thuốc không thành công, máu từ cơ quan sinh dục vẫn không ngừng chảy. Lúc này, bác sĩ cần can thiệp ngoại khoa cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
Như vậy, băng huyết sau phá thai cực kỳ nguy hiểm. Đây là một biến chứng nguy hiểm không thể chủ quan. Do đó, chị em nếu không may mang thai ngoài ý muốn và quyết định phá thai nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Các địa chỉ phá thai an toàn tại Hà Nội, uy tín có bác sĩ giỏi, trang bị các thiết bị hiện đại…
Trên đây, là những chia sẻ về tình trạng “băng huyết sau phá thai”. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay với phòng khám đa khoa Thiện hòa địa chỉ số 73 Trần Duy Hưng – Cầu giấy – Hà Nội.
Nguồn: http://phathaiantoan.com.vn/bang-huyet-sau-pha-thai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/