Các lĩnh vực ngày nay luôn được định hướng rõ ràng về phát triển phải có định hướng rõ ràng từ công nghệ tới các sản phẩm là tốt nhất và bạn có thể có nhiều hơn thông tin bạn biết. Bạn cần phải hiểu rõ họ phục vụ về điều gì thông tin ra sao để có cái nhìn chính xác , trạm định vị cũng thể luôn là thứ cái bạn cần phải xem xét .
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia (VNGEONET) đã được Chính phủ công bố và đưa vào sử dụng năm 2019 với 65 trạm phủ trùm cả nước. Sự ra đời của VNGEONET đã góp phần trong việc hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng đo đạc và bản đồ cơ bản, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục v kinh téụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và cứu nạn, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, thúc đẩy nghiên cứu khoa học về Trái đất. Bạn cũng có thê thể thảm khảo thêm thiết bị thẻ thiết bị gọi phục vụ ,thẻ rung oder cho các người trên
Để VNGEONET đem hiệu quả cao và giá trị kinh tế xã hội nhiều hơn nữa thì việc hợp tác trao đổi, đào tạo chuyên gia mang tính dài hạn với quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý khai thác, vận hành mạng lưới CORS như Nhật Bản là rất cần thiết.
Vì vậy, tại hội thảo này, ông Hoàng Ngọc Lâm mong muốn các chuyên gia của Viện Thông tin không gian địa lý Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận hành, bảo trì hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia của Nhật Bản; việc xử lý dữ liệu GEONET, mở rộng ứng dụng mạng lưới trạm định vị vệ tinh tới các ngành và lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, giao thông, xây dựng … qua đó nhằm tăng hiệu quả sử dụng dữ liệu GEONET cho đa ngành, đa lĩnh vực tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam |
Giới thiệu về việc vận hành và quản lý hệ thống trạm CORS GEONET ở Nhật bản, ông Atsusi YAMAGIWA, Giám đốc ban Đo đạc vệ tinh, Trung tâm quan trắc, Viện Thông tin không gian địa lý Nhật Bản cho biết, với hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý và vận hành 1.300 trạm định vị vệ tinh hoạt động liên tục cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học về trái đất cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn nước Nhật, cho phép cảnh báo các thảm họa thiên tai như: động đất, sóng thần, sụt lún… Đặc biệt, dữ liệu GEONET đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình hiện đại hóa ngành đo đạc và bản đồ của Nhật Bản.
Cùng với đó, với mô hình cung cấp dữ liệu và hệ thống quản lý các dịch vụ trạm CORS cho người sử dụng, Nhật Bản đã đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu của hơn 5.000 khách hàng với mức thu phí 1 năm là 24.000 yên Nhật….. Với mô hình kinh doanh này, kinh phí để bảo trì hệ thống được đảm bảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến |
Chia sẻ về tình hình khai thác, ứng dụng và quản lý hệ thống VNGEONET ở Việt Nam, ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, mạng lưới trạm định vị vệ tinh Việt Nam (VNGEONET) đã hoàn thành vào năm 2019 với 65 trạm định vị được xây dựng phủ trùm cả nước. Hiện tại, Việt Nam đang cung cấp cho 770 cơ quan đăng ký với hơn 1.000 người sử dụng miễn phí.
Bên cạnh đó, với ưu điểm có độ chính xác cao, thời gian định vị nhanh, công nghệ trạm định vị vệ tinh quốc gia sẽ dần thay thế các công nghệ đo đạc truyền thống trong tương lai. Ngoài lĩnh vực đo đạc và bản đồ, công nghệ này còn được ứng dụng hiệu quả trong công tác định vị, dẫn đường, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, quản lý phương tiện, thiết bị, du lịch và là một thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng các thành phố thông minh, vận tải hàng hóa đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để đảm bảo cung cấp các dịch vụ định vị dẫn đường độ chính xác cao trên phạm vi toàn quốc, ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết, tới đây, Cục sẽ bổ sung xây dựng thêm khoảng 80 – 100 trạm NRTK CORS phủ khắp đất liền và các đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam.
Cũng tại tại Hội thảo, các chuyên gia của Tập đoàn PASCO, Nhật Bản cũng đã chia sẻ kinh nghiệm, quá trình sử dụng dữ liệu VNGEONET kết hợp với công nghệ InSAR để quan trắc hiện tượng sụt lún khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long, kinh nghiệm trong việc xử lý dữ liệu VNGEONET kết hợp với phân tích công nghệ InSAR trong xây dựng mô hình độ cao; …
Kết thúc Hội thảo, Cục trưởng Hoàng Ngọc Lâm cảm ơn những chia sẻ quý báu cảu các chuyên gia tại Hội thảo, đồng thời bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Viện Thông tin không gian địa lý Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện các nội dung Bản ghi nhớ trong giai đoạn tiếp theo nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác đa dạng và phong phú hơn, tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau, phục vụ lợi ích chung và góp phần tăng cường hơn nữa hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.