Trong những công trình xây dựng, yếu tố an toàn cũng như đúng tiến độ là điều được quan tâm và cố gắng hoàn thành. Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là ai sẽ là người chịu trách nhiệm đảm bảo, duy trì tính an toàn, cũng như đốc thúc các công việc để đáp ứng sự an toàn đó? Cụ thể hơn về công việc này sẽ được chúng tôi cập nhật tại nội dung bài viết bên dưới, bạn đọc quan tâm đừng bỏ lỡ nhé.
>>> Xem thêm : Giám sát thi công – thuê tư vấn giám sát sẽ giúp bạn có được các lợi ích này
Một trong những yêu cầu cao nhất của tư vấn giám sát đó chính là cần lập biên bản thông báo ngay cho ban QLDA khi phát hiện có các sai sót. Việc này cần làm nhanh, khẩn trương vì nếu xảy ra lỗi sẽ khiến cho những vấn đề an toàn bị ảnh hưởng.
Trên công trường, tư vấn giám sát cần kiểm tra kỹ xem nhân lực và những thiết bị thi công được nhà thầu đưa tới có đạt đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu nhà thầu không đủ năng lực, công trình làm ra cũng không thể đạt yêu cầu mong muốn được.
Những quyền hạn sẽ đi kèm với trách nhiệm, và tư vấn giám sát sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước ban quản lý dự án và pháp luật nếu như xác nhận không chính xác về công trình. Cụ thể, những thông tin giám sát, các xác nhận hay nghiệm thu của mình không đúng với tình hình thực tế trên công trường, không báo chính xác về điều kiện kỹ thuật, tổ chức xây lắp,..
Mỗi một quyết định, việc làm của tư vấn giám sát đều phải chịu trách nhiệm với cấp trên. Bạn được giao nhiều quyền hạn, nhiều công việc quan trọng thì đồng nghĩa với việc phải hiểu rõ được những điều mình nên và không nên làm. Công trình vừa xây lên, chưa sử dụng được bao lâu đã có hiện tượng nứt vỡ, thậm chí là đổ sập không còn là câu chuyện hiếm gặp. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc này, chẳng hạn như nguyên vật liệu xây dựng, kỹ thuật thực hiện,..
>>> Xem thêm : Kiểm định nhà xưởng – quá trình hoàn thành công trình có liên hệ nào đối với tư vấn giám sát